Bảo trì hệ thống phòng cháy chữa cháy là công việc cực kỳ quan trọng; được tiến hành nhằm mục đích kiểm tra toàn bộ hệ thống và khắc phục các lỗi phát sinh. Hệ thống phòng cháy chữa cháy không được bảo trì thường xuyên hoàn toàn có thể không hoạt động khi có tình huống cháy nổ xảy ra, hoặc không thể cảnh báo cháy nổ.
Xem Thêm:
- Hệ Thống Báo Cháy- Cấu Tạo, Nguyên Lý Hoạt Động- Phòng Cháy DCEN
- Hệ Thống Chữa Cháy: Vai Trò Và Tiêu Chuẩn Kỹ Thuật- Phòng Cháy DCEN
Thực Trạng Bảo Trì PCCC Tại Các Chung Cư Hiện Nay
Trong năm vừa qua, các vụ cháy chung cư cao tầng đã liên tục xảy ra trên cả nước. Điển hình như vụ cháy Carina Plaza tại TP. Hồ Chí Minh (23/3/2018); vụ cháy tại c tòa nhà A1, khu chung cư đường Nguyễn Cơ Thạch, phường Mỹ Đình 1, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội; vụ cháy căn hộ 1809, chung cư Thăng Long Garden, 250 Minh Khai, TP. Hà Nội,…
Những vụ cháy này đã gây ra nhiều thiệt hại về người và của gây hoang mang dư luận. Hàng loạt các câu hỏi khác đã được đặt ra cho hệ thống phòng cháy chữa cháy tại các chung cư tại Việt Nam (daihocpccc.edu.vn).
Tại Sao Phải Bảo Trì Hệ Thống PCCC?
Cũng trong bài viết “Công tác bảo trì, bảo dưỡng hệ thống PCCC tại các chung cư hiện nay” được đăng tải trên website daihocpccc.edu.vn, tác giả cho biết để xảy ra tình trạng cháy chung cư phổ biến như hiện nay “lỗi không nhỏ chính là do việc chủ quan, không bảo trì, bảo dưỡng hệ thống PCCC”.
Thủ tục bảo trì, bảo dưỡng cho hệ thống báo cháy là vấn đề vô cùng quan trọng không thể bỏ qua. Thủ tục này không chỉ được thực hiện với mục đích đảm bảo khả năng hoạt động chính xác của hệ thống PCCC mà sâu hơn còn là bảo vệ con người khỏi những nguy hiểm phải đối mặt khi có hỏa hoạn tại các chung cư.
Cơ Sở Pháp Lý Thủ Tục Bảo Trì Hệ Thống PCCC
Thủ tục bảo trì hệ thống phòng cháy chữa cháy được quy định tại:
- Thông tư 52/2014/TT-BCA ngày 28/10/2014 quy định về quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện PCCC
- TCVN 5738: 2001: Hệ thống báo cháy- Yêu cầu kỹ thuật
- TCVN 5760:1993: Hệ thống chữa cháy- Yêu cầu chung về thiết kế, lắp đặt và sử dụng
- TCVN 6101:1996: Hệ thống chữa cháy cacbon dioxit
- TCVN 6305:1997: Hệ thống chữa cháy sprinkler tự động
- TCVN 7336:2003: Hệ thống chữa cháy sprinkler tự động- Yêu cầu thiết kế và lắp đặt.
Quy Định Chung Về Bảo Trì Hệ Thống PCCC
Bảo trì, bảo dưỡng tủ trung tâm
Điều 25, thông tư 52/2014/TT-BCA quy định, việc bảo quản, bảo dưỡng hệ thống phòng cháy chữa cháy phải được thực hiện định kỳ 1 năm 1 lần.
Bảo Quản, Bảo Trì Hệ Thống Báo Cháy Tự Động, Bán Tự Động
Vấn đề bảo quản, bảo dưỡng hệ thống báo cháy tự động, bán tự động được quy định tại điều 26, 25, thông tư 52/2014/TT-BCA. Cụ thể như sau:
Hệ thống báo cháy (tự động, bán tự động) sau khi lắp đặt cần được chạy thử nghiệm để kiểm tra chất lượng. Hệ thống này chỉ được đưa vào hoạt động sau khi có kết quả chạy thử nghiệm cho thấy hệ thống đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của thiết kế và các tiêu chuẩn liên quan.
Hệ thống báo cháy sau khi được đưa vào hoạt động phải được kiểm tra ít nhất mỗi năm 2 lần để đánh giá khả năng hoạt động và chất lượng của các thiết bị trong hệ thống.
Việc bảo quản định kỳ hệ thống báo cháy được thực hiện sao cho phù hợp với điều kiện môi trường nơi lắp đặt và theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Nhưng ít nhất 2 năm 1 lần phải tổ chức bảo quản toàn bộ hệ thống.
Lưu ý: Việc kiểm tra, bảo quản, bảo trì, bảo dưỡng hệ thống báo cháy phải tuân theo chỉ dẫn của nhà sản xuất và phù hợp với quy định trong TCVN 5738: 2001.
Bảo Quản, Bảo trì Hệ Thống Chữa Cháy Tự Động, Bán Tự Động
Bảo trì hệ thống họng nước chữa cháy vách tường
Theo điều 27, thông tư 52/2014/TT-BCA, hệ thống chữa cháy tự động, bán tự động cần được bảo quản, bảo dưỡng như sau:
Hệ thống chữa cháy phải được chạy thử để kiểm tra chất lượng sau khi lắp đặt. Hệ thống chỉ được đưa vào hoạt động sau khi có kết quả chạy thử nghiệm cho thấy hệ thống đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của thiết kế và các tiêu chuẩn có liên quan.
Hệ thống chữa cháy sau khi được đưa vào hoạt động phải được bảo quản định kỳ mỗi năm 1 lần để đánh giá chất lượng, khả năng hoạt động của các thiết bị trong hệ thống.
Lưu ý: Việc bảo quản, bảo trì, bảo dưỡng hệ thống chữa cháy phải tuân theo hướng dẫn của nhà sản xuất và các tiêu chuẩn PCCC (TCVN 6101:1996, TCVN 6305:1997, TCVN 71611:2002, TCVN 7336:2003, các tiêu chuẩn khác có liên quan).
Tại Sao Nên Chọn Phòng Cháy DCEN Là Nhà Thầu Bảo Trì?
Phòng cháy DCEN chuyên bảo trì hệ thống phòng cháy chữa cháy chuyên nghiệp. Chúng tôi cung cấp dịch vụ trọn gói bao gồm tư vấn thiết kế hệ thống phòng cháy chữa cháy, báo giá thi công công trình, báo giá thiết bị vật tư, lắp đặt hệ thống PCCC, bảo trì hệ thống PCCC,…
Với đội ngũ nhân viên được đào tạo chuyên sâu, hiểu biết sâu rộng về thông số kỹ thuật và nguyên lý hoạt động của từng thiết bị cũng như các hệ thống phòng cháy chữa cháy; DCEN chắc chắn sẽ khiến quý khách hàng cảm thấy hài lòng.
Cùng với đó, chúng tôi luôn không ngừng cập nhật, nâng cấp và đổi mới dụng cụ, máy móc công nghệ cao nhằm phục vụ việc thi công, lắp đặt, bảo trì hệ thống PCCC tốt nhất.
DCEN cam kết thực hiện đúng hợp đồng; ưu tiên các phương án tốt nhất cho công trình; đảm bảo an toàn trong quá trình thi công hệ thống, bàn giao đúng tiến độ.
Bảo Trì Các Thiết Bị Trong Hệ Thống Phòng Cháy Chữa Cháy
Một hệ thống phòng cháy chữa cháy hoàn thiện được cấu thành từ rất nhiều thiết bị khác nhau bao gồm tủ trung tâm; đầu báo cháy; nút bấm báo cháy; đèn exit; đèn sự cố; chuông, còi báo cháy; hệ thống đường ống, van; hệ thống bơm PCCC,…
Từng thiết bị trong hệ thống cần được tiến hành kiểm tra, bảo trì như sau:
Bảo Trì Đầu Báo Cháy
- Kiểm tra bộ phận dây nguồn, dây tín hiệu.
- Lau chùi các tiếp điểm, lau chùi bụi.
- Đo các thông số kỹ thuật, test khói.
- Vệ sinh toàn bộ đầu báo, kiểm tra lại khả năng hoạt động của hệ thống, đầu dò tín hiệu.
Để việc kiểm tra, bảo trì đầu báo cháy diễn ra dễ dàng, thuận tiện hơn, các bạn có thể tham khảo sử dụng “Thiết bị thử đầu báo Solo”.
Bảo Trì Tủ Trung Tâm
- Kiểm tra tín hiệu thông số kỹ thuật bo mạch.
- Kiểm tra bộ phận nguồn.
- Nếu cần, lập trình lại trung tâm, bảng điều khiển, tín hiệu đèn, bàn phím, màn hình, chương trình hoạt động của tủ trung tâm,…
- Lau chùi tiếp điểm và thổi bụi.
- Kiểm tra toàn bộ tủ điều khiển sau khi đã kiểm tra và bảo dưỡng.
Bảo Trì Đèn Báo Cháy, Còi Báo Cháy, Đèn Exit, Đèn Sự Cố
Bảo dưỡng đèn báo cháy
- Kiểm tra các bộ phận cung cấp tín hiệu.
- Kiểm tra bộ phận nguồn.
- Kiểm tra dây tín hiệu.
- Kiểm tra tình trạng hoạt động của các thiết bị.
- Lau chùi bụi bẩn, các đầu nối tiếp xúc.
Bảo Trì Nút Ấn Báo Cháy
- Kiểm tra bộ phận cung cấp tín hiệu.
- Kiểm tra bộ phận nguồn.
- Lau chùi bụi bẩn và các đầu nối tiếp xúc.
- Kiểm tra khả năng hoạt động của nút ấn báo cháy.
Bảo Trì Bình Chữa Cháy
TCVN 7435- 2: 2004: Phòng cháy, chữa cháy- Bình chữa cháy xách tay và xe đẩy chữa cháy- Phần 2: Kiểm tra và bảo dưỡng quy định:
Tất cả các bình chữa cháy (trừ loại được lưu ý ở phụ lục C) phải được:
- Bảo dưỡng không quá một năm nhưng không ít hơn 6 tháng một lần.
- Thử thủy lực đúng kỳ.
- Khi có yêu cầu kiểm tra đặc biệt. Quy trình bảo dưỡng phải được tiến hành phù hợp với quy trình sau:
- Kiểm tra niêm phong và cơ cấu an toàn để xác định bình chữa cháy đã được sử dụng chưa;
- Sau khi bảo dưỡng, thay thế cơ cấu an toàn và lắp niêm phong mới;
- Gắn biển vào bình hoặc ghi nhãn tấm biển gắn vào bình để chỉ ra rằng đã tiến hành bảo dưỡng theo quy định.
Tham khảo bài viết “Bình chữa cháy” để tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề bảo trì, bảo dưỡng bình chữa cháy.
Bảo Trì Trụ Nước Ngoài Trời
Bảo trì trụ nước chữa cháy ngoài trời
- Kiểm tra bằng mắt và sử dụng dụng cụ kiểm tra tất cả các trụ nước.
- Xả thử nước không áp.
- Loại bỏ nước trong ống.
- Bơm lại nước mới.
Bảo Trì Tủ Cuộn Vòi Chữa Cháy
Tiến hành bảo trì tủ cuộn vòi chữa cháy nhằm mục đích xác nhận cuộn vòi chữa cháy rõ ràng, không bị che khuất và nằm đúng vị trí thiết kế.
Để kiểm tra, bảo trì tủ cuộn vòi chữa cháy, chúng ta cần:
- Mở tủ cứu hỏa, kéo cuộn vòi ra ngoài kiểm tra xem có hư hại gì không, có lỗ thủng hay tắc nghẽn nào trong cuộn vòi không.
- Kiểm tra tay van xem có bất thường không, thay van nếu cần.
- Vệ sinh cuộn vòi.
Bảo Trì Hệ Thống Van Và Đường Ống Chữa Cháy
Cần lưu ý các đường ống cứu hỏa chính lên các tầng lầu có bị rò rỉ không, van khóa đường ống và đồng hồ đo áp lực nước đã chính xác chưa. Hệ thống các vòi phun chất chữa cháy ở các tầng lầu cũng cần được kiểm tra kĩ càng.
Trong trường hợp đường ống bị rỉ sét phải sơn lại, đường ống bị rò rỉ phải được thay thế, đường ống ty treo bị rơi phải thi công lại.
Bảo Trì Hệ Thống Bơm Chữa Cháy
Khi bảo trì hệ thống phòng cháy chữa cháy cần lưu ý kiểm tra hoạt động của tủ điều khiển các máy bơm cứu hỏa và các máy bơm cứu hỏa.
Khi kiểm tra tình trạng của tủ điều khiển các máy bơm cứu hỏa cần lưu ý:
- Kiểm tra đèn pha để kiểm tra xem nguồn 3 pha vào có đủ không.
- Kiểm tra đèn báo quá tải để kiểm tra xem có máy bơm nào bị quá nhiệt hay qua tải không.
- Xem các giá trị điện áp nguồn vào có đủ không từ đồng hồ ampe và volt.
- Kiểm tra các CB xem có sự cố bất thường không. CB (cả CB tổng và CB điều khiển) đề luôn phải ở trạng thái ON.
- Kiểm tra các tiếp điểm có đóng ngắt đúng hay không.
- Đo lại giá trị điện áp vào AC và nguồn ra DC của bình.
Kiểm tra máy bơm phòng cháy chữa cháy gồm các nhiệm vụ:
- Phân loại các máy bơm thuộc loại máy bơm nào (máy bơm bù áp, máy bơm dầu diesel, máy bơm điện,…).
- Kiểm tra máy bơm PCCC ở trạng thái nào, có bị quá nhiệt không, tốc độ qua bình thường hay nhanh/ chậm.
- Máy bơm PCCC có tiếng kêu lạ hay bị rò rỉ điện hay không.
- Máy bơm PCCC có bị rò rỉ dầu nhớt không.
Liên hệ với Phòng cháy DCEN để được tư vấn chi tiết về thủ tục bảo trì hệ thống phòng cháy chữa cháy.
Tìm hiểu thêm:
- Thi công phòng cháy chữa cháy
- Thiết kế phòng cháy chữa cháy
- Thẩm duyệt phòng cháy chữa cháy
- Kiểm định thiết bị, vật tư phòng cháy chữa cháy
- Nghiệm thu phòng cháy chữa cháy
- Cài đặt, lập trình hệ thống phòng cháy chữa cháy
- Hệ thống điều khiển xả khí
Nguồn: https://dcen.vn/