DCEN- DUCATECHNIC JOINT STOCK COMPANY

Hệ thống chữa cháy

Hệ thống chữa cháy là hệ thống gồm tập hợp các thiết bị được sử dụng để dập tắt hoặc ngăn chặn sự lan rộng của lửa trong tòa nhà. Các hệ thống chữa cháy có thể sử dụng hóa chất khô và/hoặc các tác nhân ướt để ngăn chặn các vụ hỏa hoạn.

Vai Trò Của Hệ Thống Chữa Cháy

Với đầu vào là các thiết bị nhạy cảm với khói, lửa, hệ thống chữa cháy có khả năng nhanh chóng phát hiện đám cháy; sau đó thực hiện những phương pháp chữa cháy đã được cài đặt. Chính vì thế, nó có khả năng nhanh chóng ngăn chặn và dập tắt đám cháy trong tòa nhà giúp bảo vệ an toàn cho con người và tài sản một cách hiệu quả nhất.

Các Loại Hệ Thống Chữa Cháy

Hệ thống bình chữa cháy, hệ thống chữa cháy họng nước vách tường, hệ thống chữa cháy Sprinkler và hệ thống chữa cháy khí (CO2, Nitơ, FM200,…) là những hệ thống chữa cháy được lựa chọn sử dụng nhiều nhất tại nước ta.

Hệ Thống Bình Chữa Cháy

Bình-chữa-cháy-bọt-Foam

Bình chữa cháy bọt Foam

Có 5 loại bình chữa cháy chính thức- Nước, Bọt Foam, Bột khô, CO2 và hóa chất ướt. Khi lựa chọn bình chữa cháy, bạn cần cân nhắc xem loại bình chữa cháy nào sẽ phù hợp với cơ sở của bạn.

Các loại bình chữa cháy khác nhau dập tắt các lớp đám cháy khác nhau. Nguy cơ hỏa hoạn từ các nhóm lửa khác nhau tại khu vực bạn sinh sống, làm việc sẽ giúp bạn xác định chính xác loại bình chữa cháy nào bạn cần.

Bạn cũng cần đảm bảo rằng bạn chọn đúng kích cỡ và trọng lượng của bình chữa cháy.

Dẫu có 5 loại bình chữa cháy chính thức, nhưng một số loại bình sẽ có 2 phiên bản, do đó bạn có tổng cộng 8 loại bình chữa cháy để lựa chọn, bao gồm:

  • Bình chữa cháy nước
  • Bình chữa cháy dạng sương mù
  • Bình chữa cháy bọt Foam
  • Bình chữa cháy bột khô
  • Bình chữa cháy hóa chất ướt
  • Bình chữa cháy hóa chất khô
  • Bình chữa cháy khí sạch
  • Bình chữa cháy CO2

Không có loại bình chữa cháy nào có thể chữa cháy mọi lớp lửa vì thế, bạn có thể tham khảo “Bình chữa cháy” để lựa chọn đúng loại bình mà bạn cần.

Bình cầu chữa cháy

Bình-cầu-chữa-cháy-tự-động

Bình cầu chữa cháy tự động

Ngoài những loại bình chữa cháy kiểu cổ điển như trên, hiện nay, trên thị trường các bạn còn có thể tìm mua được bình cầu chữa cháy có đầu cảm biến nhiệt và móc treo trên tường. Loại bình chữa cháy này thường được lắp đặt tại những nơi nhạy cảm về cháy nổ, khi nhiệt độ môi trường tăng lên đến nhiệt độ nhất định, nó sẽ tự động kích hoạt để dập tắt đám cháy ngay lập tức.

Tìm hiểu thêmBình cầu chữa cháy

Hệ Thống Chữa Cháy Khí

Hệ-thống-chữa-cháy-khí-Aerosol-xả-khí-chữa-cháy-2

Hệ thống chữa cháy khí Aerosol xả khí chữa cháy

Hệ thống chữa cháy khí là một thuật ngữ được sử dụng để mô tả việc sử dụng khí trơ và các tác nhân hóa học để dập tắt đám cháy. Theo tiêu chuẩn NFPA 2001 về hệ thống chữa cháy khí sạch, thuật ngữ khí chữa cháy sạch có nghĩa là chất chữa cháy không dẫn điện, dễ bay hơi hoặc khí không để lại dư lượng bay hơi.

Các hệ thống chữa cháy bao gồm hệ thống chữa cháy khí đều hoạt động dựa trên 1 trong 4 phương pháp dập tắt đám cháy bao gồm giảm hoặc cô lập oxy; giảm hoặc cô lập nhiên liệu; giảm nhiệt hoặc phá vỡ phản ứng của sự cháy.

FM200, Nitơ, C02, Aerosol, Novec1230, bọt Foam, hệ thống chữa cháy nhà bếp là các hệ thống chữa cháy khí được lựa chọn sử dụng nhiều nhất tại nước Việt Nam.

Để hiểu hơn về hệ thống chữa cháy khí, các bạn vui lòng tham khảo bài viết: “Hệ thống chữa cháy khí”.

Hệ Thống Chữa Cháy Họng Nước Vách Tường

Các-thiết-bị-chính-trong-hệ-thống-họng-nước-chữa-cháy-vách-tường

Các thiết bị chính trong hệ thống chữa cháy họng nước vách tường

Hệ thống chữa cháy họng nước vách tường (hay hệ thống chữa cháy bán tự động) là hệ thống chữa cháy thường được đặt ở các vách tường, cầu thang thoát hiểm, hành lang thang máy để luôn sẵn sàng hoạt động khi có cháy.

Khi có cháy xảy ra, người chữa cháy sẽ tới gắn cuộn vòi vào van nước, gắn lăng phun vào cuộn vòi, mở van và xịt trực tiếp vào đám cháy để dập tắt lửa.

Thiết Bị Chính Trong Hệ Thống Chữa Cháy Họng Nước Vách Tường

Một hệ thống chữa cháy họng chữa cháy vách tường được cấu thành từ các thiết bị chính gồm:

  • Bồn/bể chứa nước
  • Họng chữa cháy là thiết bị cấp nước cho bồn/bể chứa nước hoặc tiếp nước trực tiếp để chữa cháy.
  • Hộp phương tiện chữa cháy có dạng hộp hình chữ nhật trống với cửa đóng làm bằng thủy tinh sử dụng để đựng các loại phương tiện cứu hỏa như vòi chữa cháy, bình chữa cháy, lăng vòi chữa cháy,…
  • Cuộn vòi chữa cháy là đường ống dẫn  nước mềm có khả năng chịu áp lực cao được dệt từ sợi tổng hợp bên trong có tráng cao su được sử dụng để truyền chất chữa cháy đến khu vực đám cháy.
  • Thiết bị bơm có nhiệm vụ bơm nước từ bồn/ bể chứa nước vào đường ống và qua lăng phun để chữa cháy.
  • Hệ thống đường ống và phụ kiện có nhiệm vụ phân phối nước đến các đầu phun để chữa cháy.
  • Van góc chữa cháy là loại van cứu hỏa chuyên dụng được lắp đặt trong các tủ PCCC của tòa nhà để nhân viên cứu hỏa lấy nước ra ngoài trong quá trình chữa cháy.
  • Lăng phun chữa cháy là bộ phận được gắn với vòi chữa cháy thông qua ren và khớp nối của cuộn vòi chữa cháy. Lăng phun đi kèm với vòi chữa cháy có nhiệm vụ dẫn nước từ nguồn cấp nước để chữa cháy khi có hỏa hoạn xảy ra.

Các Loại Hệ Thống Chữa Cháy Họng Nước Vách Tường

Hệ thống chữa cháy vách tường được chia thành 2 loại:

  • Hệ thống chữa cháy vách tường trong nhà được sử dụng để chữa cháy khi có hỏa hoạn xảy ra trong công trình xây dựng.
  • Hệ thống chữa cháy vách tường ngoài nhà được sử dụng để chữa cháy khi đám cháy ở ngoài công trình xây dựng.

Nguyên Lý Hoạt Động Của Hệ Thống Chữa Cháy Họng Nước Vách Tường

Khi xuất hiện hỏa hoạn trong tòa nhà, người chữa cháy phải nhanh chóng chạy tới các tủ cứu hỏa nằm trong hoặc treo trên tường. Lúc này, người thực hiện công tác chữa cháy phải nhanh chóng lăn hoặc kép ống mềm dẫn nước được xếp ngay ngắn trong tủ cứu hỏa. Sau đó lắp lăng phun vào một đầu dây, đầu còn lại lắp vào đường trục nằm trong tủ.

Một người giữ chặt vòi và một người khác mở van cấp nước tại tủ để phun nước vào đám cháy.

Hệ Thống Chữa Cháy Tự Động Sprinkler

Hệ thống chữa cháy Sprinkler là một hệ thống chữa cháy tự động với chất chữa cháy là nước, bọt hoặc khí. Hệ thống chữa cháy này chỉ làm việc khi nhiệt độ môi trường tại các đầu phun Sprinkler đạt đến nhiệt độ nhất định (57°C; 68°C; 79°C; 93°C; 141°C;…).

Các Loại Hệ Thống Chữa Cháy Sprinkler

Hệ thống chữa cháy tự động Sprinkler được chia thành 7 loại, cụ thể như sau:

Hệ Thống Chữa Cháy Sprinkler Ướt

Hệ-thống-chữa-cháy-Sprinkler-ướt-707x526

Hệ thống chữa cháy Sprinkler ướt

Hệ thống chữa cháy Sprinkler ướt là hệ thống mà đường ống luôn có chứa sẵn nước và được kết nối với nguồn nước cung cấp nhờ đó nước sẽ phun ra ngay lập tức khi đầu phun Sprinkler được kích hoạt bởi nhiệt độ của đám cháy.

Hệ Thống Chữa Cháy Sprinkler Khô

Hệ thống Sprinkler khô trong đường ống sẽ không có nước mà thay bằng khí chữa cháy. Khi đầu phun Sprinkler hoạt động bởi nhiệt độ của đám cháy, khí sẽ thoát ra qua đầu phun làm giảm áp lực mở van hệ thống khô cho phép nước chảy vào hệ thống đường ống đi đến đầu phun đã mở.

Hệ Thống Chữa Cháy Sprinkler Xả Tràn

Hệ thống chữa cháy Sprinkler xả tràn được sử dụng ở những nơi đòi hỏi cần một lượng nước lớn phun ra để nhanh chóng kiểm soát được đám cháy trên một phạm vi rộng, không cho đám cháy lan truyền đi.

Hệ Thống Chữa Cháy Sprinkler Kích Hoạt Trước

Hệ thống kích hoạt trước cũng giống như hệ thống Sprinkler xả tràn ngoại trừ là sử dụng đầu phun Sprinkler kín. Hệ thống này thích hợp cho những nơi chứa các thiết bị vật phẩm có giá trị hay những nhà kho mà không gian làm ảnh hưởng đến tính hoạt động hiệu quả của đầu phun như dễ va đập gây hư hỏng đầu phun.

Hệ Thống Chữa Cháy Sprinkler Kết Hợp Hồng Thủy

Hệ-thống-chữa-cháy-Sprinkler-kết-hợp-hồng-thủy

Hệ thống chữa cháy Sprinkler kết hợp hồng thủy

Hệ thống sprinkler dùng các đầu sprinklers mở sẵn được gắn vào một nguồn nước, qua một van mà van đó sẽ được mở do sự kích hoạt của một hệ thống báo cháy được lắp đặt tại cùng những vị trí có đặt đầu sprinkler. Khi van này mở, nước sẽ chảy vào hệ thống đường ống, và rồi phun nước ra qua tất cả các sprinklers đã lắp đặt.

Hệ Thống Chữa Cháy Sprinkler Kết Hợp Hồng Thủy – Kích Hoạt Trước

Hệ thống chữa cháy Sprinkler kết hợp hồng thủy- kích hoạt trước có các đầu Sprinkler tự động được gắn vào hệ thống đường ống có chữa không khí, có áp lực và có một hệ thống dò cháy bổ sung được lắp đặt tại cùng như vị trí đặt đầu Sprinkler.

Các Thiết Bị Chính Trong Hệ Thống Chữa Cháy Sprinkler

Đầu phun Sprinkler

Một hệ thống chữa cháy Sprinkler hoàn chỉnh được cấu thành từ những bộ phận chính như sau:

  • Trung tâm điều khiển có vai trò nhận tín hiệu từ các thiết bị kiểm tra mở máy điều khiển các thiết bị chữa cháy hoạt động.
  • Hệ thống báo động (chuông, còi) có nhiệm vụ thông báo cho người trong và xung quanh khu vực có cháy nhận ra sự cố và thông báo hệ thống báo cháy sắp làm việc.
  • Cụm van báo động dùng để báo động khi có hiện tượng hỏa hoạn xảy.
  • Hệ thống đường ống có nhiệm vụ phân phối nước/ khí trơ đến các đầu phun sprinkler để chữa cháy.
  • Đầu phun Sprinkler thực hiện 2 chức năng: cảm biến nhiệt và phun nước. Các đầu phun Sprinkler có chứa một bình thủy tinh chứa thủy ngân nhạy cảm với nhiệt độ. Khi nhiệt độ môi trường đạt đến một điểm nhất định, các bình thủy tinh này sẽ vỡ và cho phép nước/ khí phun ra để chữa cháy.
  • Van kiểm tra mở máy cho nước/ khí chảy qua khi đầu phun làm việc và tạo tín hiệu truyền về trung tâm điều khiển, kiểm tra áp lực làm việc của hệ thống chữa cháy Sprinkler.
  • Bình tích áp hoặc máy nén khí có tác dụng bù áp cho hệ thống chữa cháy để đảm bảo áp suất làm việc.
  • Bơm và động cơ bơm nước có nhiệm vụ bơm nước từ nguồn nước vào đường ống và qua đầu phun sprinkler để chữa cháy.
  • Nguồn nước/ bình chứa khí cung cấp nước/ khí trơ cho hệ thống chữa cháy Sprinkler.

Tìm hiểu thêm: Đầu phun Sprinkler

Nguyên Lý Làm Việc Của Hệ Thống Chữa Cháy Sprinkler

Mỗi đầu phun Sprinkler trong hệ thống chữa cháy Sprinkler được giữ kín bằng một bình thủy tinh đựng thủy ngân nhạy cảm với nhiệt độ và một nút chặn.

Khi có cháy, nhiệt độ môi trường sẽ nhanh chóng tăng lên, khi đạt đến mức nhiệt độ kích hoạt theo thiết kế của nhà sản xuất, bình thủy tinh đựng thủy ngân sẽ vỡ. Lúc này, nút chặn sẽ rơi ra, nước được đẩy ra ngoài với áp lực lớn để chữa cháy.

Do mỗi đầu phun sprinkler được kích hoạt độc lập khi đạt đến mức nhiệt định trước nên số lượng vòi phun hoạt động chỉ giới hạn ở những nơi gần đám cháy do đó tối đa hóa áp lực nước có sẵn từ nơi bắt nguồn đám cháy.

Trụ Chữa Cháy Ngoài Nhà

Trụ-chữa-cháy-3-cửa

Trụ chữa cháy 3 cửa

Hệ thống trụ chữa cháy ngoài nhà bao gồm các thiết bị và mạng lưới đường ống dùng để cung cấp nước cho các thiết bị và phương tiện chữa cháy cố định bên ngoài nhà và công trình.

Hệ thống cung cấp nước chữa cháy ngoài nhà có khả năng bao phủ đến mọi điểm trong khu vực, công trình cần bảo vệ. Vì vậy hệ thống này thường được lắp đặt chung với hệ thống cung cấp nước sinh hoạt của khu dân cư.

Theo TCVN 6379:1998- Trụ nước chữa cháy- Yêu cầu kỹ thuật, trụ nước chữa cháy được chia làm hai loại là trụ nước chữa cháy nổi (trụ nổi) và trụ nước chữa cháy ngầm (trụ ngầm).

  • Trụ nổi: Là loại trụ nước chữa cháy mà toàn bộ phần họng chờ đặt nổi trên mặt đất với chiều cao quy định.
  • Trụ ngầm: Là loại trụ nước chữa cháy được đặt ngầm toàn bộ dưới mặt đất. Khác với trụ nổi, muốn lấy nước qua trụ ngầm phải dựng cột lấy nước.

Ngoài ra, khi chia theo số lượng cửa của trụ chữa cháy, chúng ta có 3 loại phổ biến bao gồm: trụ chữa cháy 2 cửa, trụ chữa cháy 3 cửa và trụ chữa cháy 4 cửa.

Tìm hiểu thêmTrụ chữa cháy ngoài nhà

Họng Tiếp Nước Chữa Cháy

Họng-tiếp-nước-chữa-cháy-4-cửa

Họng tiếp nước chữa cháy 4 cửa

Họng tiếp nước chữa cháy là thiết bị cấp nước cho bồn nước chữa cháy hoặc tiếp nước trực tiếp để chữa cháy. Họng tiếp nước chữa cháy thường được đặt phía ngoài gần nơi xe cứu hộ có thể tiếp nước được.

Họng tiếp nước chữa cháy có cấu tạo là van một chiều nối với ống nước PCCC nối vào bồn nước dự trữ chữa cháy hoặc nối vào hệ thống ống chữa cháy.

Họng tiếp nước có 2 loại: họng tiếp nước chữa cháy 2 cửa và họng tiếp nước chữa cháy 4 cửa.

Tìm hiểu thêmHọng tiếp nước chữa cháy

So sánh các hệ thống chữa cháy

Hệ thống bình khí chữa cháy Hệ thống chữa cháy họng nước vách tường Hệ thống chữa cháy Sprinkler Hệ thống chữa cháy khí
Phạm vi chữa cháy Cơ sở có nguy cơ chữa cháy thấp; đám cháy nhỏ Cơ sở có nguy cơ chữa cháy thấp, trung bình Cơ sở có nguy cơ chữa cháy thấp, trung bình, cao
Nguyên lý làm việc Thủ công Bán tự động Tự động
Lớp cháy có khả năng dập tắt A, B, C, D, E tùy theo từng loại bình Áp dụng cho đám cháy lớp A A, B, C, D tùy theo từng chất chữa cháy Hiệu quả với đám cháy lớp A, B, C
Chi phí lắp đặt Trung Bình Trung bình Cao
Ảnh hưởng tới thiết bị Trung bình (mỗi chất chữa cháy sẽ có ảnh hưởng khác nhau đến thiết bị, vật dụng) Cao (nước sẽ làm hỏng thiết bị điện, điện tử,…) Hệ thống đường ống ướt/ luôn phiên ướt- khô: Cao.

Hệ thống đường ống khô: Thấp

Không gây hại cho thiết bị, vật dụng
Chi phí sửa chữa sau cháy Hoạt động không hiệu quả với đám cháy lớn nên rất có thể sẽ phải tốn chi phí sửa chữa rất cao sau cháy. Cao Hệ thống đường ống ướt/ luôn phiên ướt- khô: Cao.

Hệ thống đường ống khô: Thấp

Thấp

Tiêu Chuẩn Đối Với Các Hệ Thống Chữa Cháy

Việc thiết kế, thi công, lắp đặt hệ thống chữa cháy phải dựa trên các tiêu chuẩn đã được nghiên cứu và thử nghiệm để đảm bảo hệ thống phát huy khả năng chữa cháy tối ưu; qua đó bảo vệ người và tài sản hiệu quả nhất có thể.

Tiêu Chuẩn Chung Cho Các Hệ Thống Chữa Cháy

  • TCVN 5738-2001 – Hệ thống báo cháy tự động  – Yêu cầu kỹ thuật
  • TCVN 7161-1:2009: Hệ thống chữa cháy bằng khí – tính chất vật lý và thiết kế hệ thống.
  • TCVN 2622-1995 – Phòng cháy, chống cháy cho nhà và công trình – Yêu cầu thiết kế
  • TCVN 7161-9-2002 –Hệ thống chữa cháy bằng bình khí – Tính chất thiết kế hệ thống
  • TCVN 5760-1993 – Hệ thống chữa cháy – Yêu cầu chung về thiết kế, lắp đặt và sử dụng
  • TCVN 7336:2003– Phòng cháy chữa cháy-hệ thống Sprinkler tự động-yêu cầu thiết kế và lắp đặt

Tiêu Chuẩn Kỹ Thuật Họng Nước Vách Tường

Thiết kế kỹ thuật hệ thống chữa cháy vách tường phải đảm bảo quy định của tiêu chuẩn TCVN 2622 : 1995 Phòng cháy, chống cháy cho nhà và công trình – Yêu cầu thiết kế, TCVN 5760 : 1993 hệ thống chữa cháy – Yêu cầu chung về thiết kế, lắp đặt và sử dụng

Khi bể nước của công trình không thể đảm bảo khối tích theo quy định, thực hiện giải pháp bổ sung lượng nước chữa cháy vào bể nước của công trình từ các nguồn cung cấp như sau:

  • Từ nguồn nước thủy cục.
  • Từ nguồn nước khu chế xuất, khu công nghiệp.
  • Kết nối bể nước giữa các công trình lân cận.

Tiêu Chuẩn Kỹ Thuật Hệ Thống Chữa Cháy Sprinkler

Sơ-đồ-cơ-bản-về-hệ-thống-Sprinkler

Sơ đồ cơ bản về hệ thống Sprinkler

Tiêu chuẩn kỹ thuật của hệ thống chữa cháy Sprinkler được thiết kế và lắp đặt căn cứ vào TCVN 7336:2003 về phòng cháy chữa cháy-hệ thống Sprinkler tự động-yêu cầu thiết kế và lắp đặt.

Số Lượng Đầu Phun Sprinkler

Hệ thống đường ống ướt

Hệ thống đường ống ướt phải được thiết kế sao cho số lượng sprinkler do một bộ van khống chế (kể cả những vòi ở phần cuối nối thêm) không vượt quá số lượng như sau:

a) Đối với cơ sở nguy cơ cháy thấp: 500 sprinkler

b) Đối với cơ sở có nguy cơ cháy trung bình và nguy cơ cháy cao (kể cả bất kỳ đầu phun sprinkler nào của hệ thống có nguy cơ cháy thấp): 1000 sprinkler.

Hệ thống đường ống luân phiên khô- ướt

Đối với cơ sở có nguy cơ cháy thấp

  • Có bộ tăng tốc hoạt quạt hút: 250 sprinkler
  • Không có bộ tăng tốc hoặc quạt hút: 125 sprinkler

Đối với cơ sở có nguy cơ cháy trung bình hoặc cao

  • Có bộ tăng tốc hoạt quạt hút: 500 sprinkler
  • Không có bộ tăng tốc hoặc quạt hút: 250 sprinkler

Hệ thống đường ống khô

Số lượng sprinkler do một bộ van khống chế trong hệ thống đường ống khô không được vượt quá số lượng sprinkler trong hệ thống đường ống luân phiên khô ướt.

Sprinkler Phun Nước Và Bọt Chữa Cháy

Các sprinkler được thiết kế cho một hoặc nhiều cụm chữa cháy. Mỗi cụm phải có trạm điều khiển riêng.

Một cụm chữa cháy chỉ được bố trí tối đa 800 sprinkler nước hoặc phun bọt, đồng thời tổng dung tích của các đường ống của cụm sprinkler phun bọt không vượt quá 2000 lít. Không hạn chế dung tích đường ống nằm trong hệ thống phun nước.

Đường Ống Của Hệ Thống Chữa Cháy Sprinkler

Đường-ống-và-đầu-phun-Sprinkler-707x471

Đường ống và đầu phun Sprinkler

Các đường ống cấp nước chữa cháy (đường ống trong và đường ống ngoài) cần phải được thiết kế kiểu mạng vòng khép kín.

Các đường ống cấp nước chữa cháy mạng cụt chỉ được phép thiết kế cho 3 van điều khiển hoặc ít hơn.

Các đường ống cấp nước mạng vòng khép kín (đường ống trong và đường ống ngoài) phải được phân chia thành từng phân đoạn bởi các van ngăn cách; mỗi một phân đoạn không có quá 3 van điều khiển.

Đường kính đường ống dẫn đến sprinkler được chọn trên cơ sở tính toán thủy lực nhưng phải không nhỏ hơn 15mm.

Cụm thiết bị sprinkler với 12 họng nước chữa cháy trở lên và 12 lăng phun bọt trở lên phải có 2 đường ống cấp. Đối với các thiết bị đầu phun có từ 2 cụm trở lên thì cho phép nối đường cấp thứ hai có khóa với cụm bên cạnh, nhưng phải đảm bảo là trên van điều khiển phải bố trí van đóng mở bằng tay.

Các đường ống cấp và đường ống phân phối nước chữa cháy của hệ thống khô và luân phiên khô – ướt phải được lắp đặt với độ dốc bằng: 0,01 đối với đường ống có đường kính đến 50mm và 0,005 đối với đường ống có đường kính lớn hơn 50mm

 Van Điều Khiển Hệ Thống Chữa Cháy Sprinkler

Van điều khiển hệ thống sprinkler chữa cháy bằng nước và bằng bọt cần phải bố trí ở gần cửa ra vào phòng với nhiệt độ không khí thấp nhất trong năm 4°C.

Tường ngăn và trần phòng đặt van điều khiển nằm trong các tòa nhà cần bảo vệ phải được chọn với giới hạn cấp chịu lửa thấp nhất 0,75h. Cấu kiện bao che của phòng đặt van điều khiển đặt bên ngoài các phòng cần bảo vệ phải được làm bằng kính.

Tính Toán Thủy Lực Cho Hệ Thống Chữa Cháy Sprinkler

Theo công thức tính toán chi phí nước đi qua Sprinkler trong TCVN 7336-2003, chi phí nước Q được tính như sau:

Q=KH−−√

Trong đó:

  • Q là chi phí nước đi qua Sprinkler (l/s)
  • K là hệ số chi phí nước qua Sprinkler
  • H là áp suất tự do trước Sprinkler (m)

Tiêu Chuẩn Kỹ Thuật Cho Hệ Thống Chữa Cháy Khí

Mẫu-sơ-đồ-thiết-kế-hệ-thống-chữa-cháy-khí-Novec-1230-đơn-giản-1-707x385

Mẫu sơ đồ thiết kế hệ thống chữa cháy khí Novec 1230 đơn giản

Hệ thống chữa cháy khí phải được thiết kế, lắp đặt sao cho phù hợp với các tiêu chuẩn về nồng độ khí chữa cháy, hệ thống ống dẫn, tủ trung tâm, hệ thống van, hệ thống bình chứa khí,…

Để tìm hiểu kỹ về tiêu chuẩn cũng như các yếu tố khác của hệ thống chữa cháy khí, các bạn vui lòng tham khảo bài viết “Hệ thống chữa cháy khí”.

Tiêu Chuẩn Kỹ Thuật Cho Trụ Chữa Cháy

Thân-trụ-chữa-cháy

Thân trụ chữa cháy

Trụ chữa cháy phải được đảm bảo thông số kỹ thuật phù hợp với quy định tại TCVN 6379:1998- Trụ nước chữa cháy- Yêu cầu kỹ thuật áp dụng cho tất cả các trụ nước chữa cháy được lắp đặt vào hệ thống cấp nước chung như cấp nước đô thị, cấp nước bên ngoài của nhà hoặc công trình.

Ngoài ra, Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2622:1978 về Phòng cháy và chữa cháy cho nhà và công trình – Yêu cầu thiết kế :

Trụ nước chữa cháy ngoài nhà phải bố trí dọc theo đường giao thông, khoảng cách giữa các trụ không quá 150m.

Trụ nước chữa cháy ngoài nhà phải đặt cách tường ít nhất 5m và nên bố trí ở ngã ba hay ngã tư đường.

Nếu trụ bố trí ở hai bên đường xe chạy thì không nên đặt cách xa mép đường quá 2,5m, đường ống chữa cháy phải chia thành từng đoạn và tính toán để số trụ nước chữa cháy trên mỗi đoạn không nhiều quá 5 trụ.

Tiêu Chuẩn Kỹ Thuật Cho Họng Tiếp Nước

Họng-tiếp-nước-chữa-cháy-2-cửa

Họng tiếp nước chữa cháy 2 cửa

TCVN 2622: 1978 về Phòng cháy và chữa cháy cho nhà và công trình- Yêu cầu thiết kế quy định:

Áp lực tự do cần thiết của cột nước trong đường ống cấp nước chữa cháy áp lực thấp (kể từ mặt đất) không được dưới 10m. Trong đường ống cấp nước chữa cháy áp lực cao, thì áp lực tự do ở đầu miệng lăng của họng nước chữa cháy đặt ở vị trí cao nhất thuộc ngôi nhà cao nhất phải đảm bảo cột nước không dưới 10m.

Hệ thống ống dẫn nước trong nhà trong trường hợp phải cung cấp cho hai họng nước, thì căn cứ vào sự hoạt động của hai họng nước chữa cháy ở hai đường ống chính kề gần nhau đặt ở chỗ cao và xa nhất so với đường ống dẫn vào.

Bố trí họng chữa cháy trong nhà phải đảm bảo mỗi điểm của gian phòng có số họng nước chữa cháy phun đến như quy định trong bảng 11, TCVN 2622: 1978. Trong các ngôi nhà khối tích từ 1.000 m3 trở xuống có sản xuất hạng C, hạng B và E không phụ thuộc vào khối tích trong các gian bán hàng hay kho chứa hàng dưới 25.000 m3.

Trong nhà ở kiểu đơn nguyên cao đến 16 tầng, cho phép mỗi điểm của gian phòng chỉ có một họng nước chữa cháy phun đến.

Bảo Trì Hệ Thống Chữa Cháy

Quy trình kiểm tra, bảo trì, bảo dưỡng hệ thống báo cháy được quy định như sau:

Tần Suất Kiểm Tra Hệ Thống Chữa Cháy

Kiểm-tra-bảo-trì-bảo-dưỡng-hệ-thống-chữa-cháy-nước-707x493

Kiểm tra, bảo trì, bảo dưỡng hệ thống chữa cháy nước

Căn cứ theo nghị định 79 của Chính Phủ, Thông tư 04, 11 của Bộ Công An quy định về việc kiểm tra định kỳ của các cơ sở và Tiêu chuẩn Việt Nam 3890: 2009- Kiểm tra, bảo trì, bảo dưỡng hệ thống PCCC:

  • Hệ thống chữa cháy phải được vận hành chạy thử 1 lần/ tháng.
  • Kiểm tra định kỳ tất cả các thiết bị hệ thống PCCC 1 lần/ 6 tháng và tổ chức thực hành các phương án phòng cháy và chữa cháy cơ sở 2 lần/ năm.

Kiểm Tra Định Kỳ Hệ Thống Chữa Cháy

  • Kiểm tra áp suất duy trì, sự ổn định của hệ thống với hệ thống duy trì áp.
  • Kiểm tra, thử nghiệm đóng mở các van,tủ điều khiển, động cơ, dầu nhớt lăng, vòi,…
  • Kiểm tra các tín hiệu kiểm soát, báo động của hệ thống.
  • Thử áp suất ở điểm cao nhất, xa nhất; đảm bảo cột áp đầu lăng 6m.

Kiểm Tra, Bảo Trì, Bảo Dưỡng Bình Chữa Cháy

  • Kiểm tra đồng hồ áp suất bình
  • Kiểm tra và niêm phong chì
  • Kiểm tra thời hạn kiểm định
  • Kiểm tra các hướng dẫn vị trí bình, cách sử dụng bình
  • Đảm bảo đạt TCVN về bảo dưỡng bình chữa cháy

Bảo Trì, Bảo Dưỡng Hệ Thống Chữa Cháy Tự Động

TCVN 3890: 2009: Phương tiện phòng cháy và chữa cháy cho nhà và công trình- Trang bị, bố trí, kiểm tra, bảo dưỡng quy định:

Quy Định Chung

Hệ thống chữa cháy tự động sau khi lắp đặt phải được thử hoạt động toàn bộ hệ thống. Hệ thống chữa cháy tự động chỉ được phép đưa vào hoạt động khi kết quả thử cho thấy hệ thống đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của thiết kế và các tiêu chuẩn có liên quan.

Trừ khi có những hướng dẫn khác của nhà sản xuất, hệ thống chữa cháy tự động phải được định kỳ kiểm tra, bảo dưỡng ít nhất một lần trong năm.

Trong mỗi lần kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ, ngoại trừ các thiết bị chỉ hoạt động một lần như đầu phun sprinkler, đầu báo nhiệt dùng một lần …, tất cả các thiết bị và chức năng của hệ thống phải được kiểm tra và thử hoạt động, trong đó bao gồm cả kiểm tra số lượng, chất lượng chất chữa cháy.

Kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống chữa cháy tự động thực hiện theo TCVN 6101, TCVN 6305, TCVN 7161 các tiêu chuẩn khác có liên quan và những chỉ dẫn của nhà sản xuất.

Kiểm Tra, Bảo Trì, Bảo Dưỡng Trung Tâm Điều Khiển, Bình Ắc Quy (Nếu Có)

Kiểm tra, bảo trì, bảo dưỡng trung tâm điều khiển

  • Kiểm tra tín hiệu thông số kỹ thuật bo mạch
  • Kiểm tra bộ phận nguồn
  • Lập trình lại trung tâm, bảng điều khiển, tín hiệu đèn, bàn phím, màn hình, chương trình,… (nếu cần)
  • Lau chùi tiếp điểm và thổi bụi
  • Test toàn bộ tủ điều khiển sau khi đã kiểm tra và bảo dưỡng
  • Đảm bảo là bình ắc quy đang trong tình trạng tốt

Kiểm Tra, Bảo Trì, Bảo Dưỡng Các Thiết Bị Khác (Nếu có)

  • Kiểm tra bộ phận nguồn, dây tín hiệu, lao chùi và test thử đầu báo khói bằng cách dùng bình tạo khói xịt vào đầu báo khói
  • Kiểm tra bộ phận nguồn, dây tín hiệu, lao chùi và test thử đầu báo nhiệt bằng cách dùng máy sấy thổi gần đầu báo nhiệt
  • Kiểm tra nút nhấn tác động bàng tay và nút nhấn trì hoãn có đảm bảo hoạt động tốt hay không, Kiểm tra bộ phận cung cấp tín hiệu, bộ phận nguồn
  • Chuông báo cháy, Còi/đèn chớp báo cháy: kiểm tra độ rung, bộ phận nguồn dây tín hiệu

Công Tắc và Van Công Nghiệp Trong Hệ Thống Chữa Cháy Bằng Nước

Trong phần này, chúng tôi sẽ cùng bạn tìm hiểu một số thông tin cơ bản về công tắc và các loại van công nghiệp được sử dụng trong hệ thống chữa cháy bằng nước.

Công Tắc Dòng Chảy

Công-tắc-dòng-chảy-Honeywell

Công tắc dòng chảy Honeywell

Công tắc dòng chảy là một thiết bị được lắp đặt trên hệ thống máy bơm để gửi tín hiệu thông báo mực nước/ chất lỏng bên trong đường ống còn hay không; mực nước/ chất lỏng là bao nhiêu về tủ trung tâm chữa cháy.

Khi công tắc dòng chảy ngắt đồng nghĩa hệ thống nước/ chất lỏng trên đường ống không còn và toàn bộ hệ thống chữa cháy sẽ ngừng lại.

Tìm hiểu thêm: Công tắc dòng chảy

Công Tắc Áp Lực

Công-tắc-áp-lực-Danfoss

Công tắc áp lực Danfoss

Công tắc áp lực hay công tắc áp suất là dụng cụ chuyển đổi các tín hiệu áp suất hoặc hiệu áp suất thành ra sự đóng ngắt (ON/OFF) của mạch điện. Phụ thuộc vào số lượng các phần tử cảm biến nhận tín hiệu có thể phân ra công tắc áp suất đơn hoặc kép.

Công tắc áp lực đơn (gồm công tắc áp lực cao và công tắc áp lực thấp) chủ yếu dùng để bảo vệ máy nén khỏi áp suất quá cao phía đầu đẩy máy nén hoặc quá thấp ở phía đầu hút máy nén.

Công tắc áp lực kép gồm công tắc áp lực cao và công tắc áp lực thấp được tổ hợp chung lại trong một vỏ thực hiện chức năng của cả hai công tắc áp suất, ngắt điện cho máy nén lạnh khi áp suất cao vượt quá mức cho phép và khi áp suất thấp hạ xuống dưới mức cho phép.

Tìm hiểu thêm: Công tắc áp lực

Van Công Nghiệp: Van Cổng, Van báo động, Van xả tràn, Van an toàn..

van-cong-nghiep-343x343

Van công nghiệp Shinyi

  • Van cổng có cấu tạo cánh van chạy lên chạy xuống giống như một cánh cổng. Khi cửa van chuyển động xuống chúng sẽ có tác dụng chặn ngang qua toàn bộ dòng chảy; khi được mở ra dòng chảy sẽ xuyên suốt.
  • Van báo động có chức năng giống van 1 chiều dùng để báo động khi có hiện tượng hỏa hoạn xảy. Van báo động có cấu tạo thân van giống van 1 chiều, ngoài ra trên van có 2 đồng hồ đo áp suất kèm chuông báo động và công tắc áp suất.
  • Van xả tràn là một thiết bị thủy lực có chức năng điều khiển áp suất đầu vào. Nếu được lắp đặt trong hệ thống chữa cháy, khi có đám cháy, đầu cảm ứng sẽ truyền tín hiệu đến tủ trung tâm, tủ trung tâm sẽ tiếp tục gửi tín hiệu đến van xả tràn. Lúc này, van sẽ tự động mở và xả nước cấp cho toàn bộ đầu phun sprinkler đã mở sẵn.
  • Van an toàn là một thiết bị thủy lực dùng để điều chỉnh áp suất trong ống dẫn hoặc bồn chứa khí hoặc chất lỏng. Đây là loại van thuộc nhóm thiết bị điều chỉnh áp suất đầu vào với nhiệm vụ chính là bảo vệ mạch thủy lực khỏi sự tăng áp vượt giá trị đã được cài sẵn.

Tìm hiểu thêmVan công nghiệp

Trên đây là một số vấn đề cơ bản về hệ thống chữa cháy; hi vọng những thông tin trong bài viết này sẽ hữu ích với bạn.

zalo-icon
facebook-icon
phone-icon
call-31
zalo-icon
call-31